When One Hurts, All Hurt– 1 Corinthians 12:26 (Anh & Việt)

Anh & Việt copy From ODB: https://ourdailybread.org/  13/4/2018

When One Hurts, All Hurt

If one part suffers, every part suffers with it; if one part is honored, every part rejoices with it. 1 Corinthians 12:26

When a coworker called in sick due to extreme pain, everyone at the office was concerned. After a trip to the hospital and a day of bed rest, he returned to work and showed us the source of that pain—a kidney stone. He’d asked his doctor to give him the stone as a souvenir. Looking at that stone, I winced in sympathy, remembering the gallstone I had passed years ago. The pain had been excruciating.

Isn’t it interesting that something so small can cause a whole body so much agony? But in a way, that’s what the apostle Paul alludes to in 1 Corinthians 12:26: “If one part suffers, every part suffers with it.” Throughout chapter 12, Paul used the metaphor of a body to describe Christians around the world. When Paul said, “God has put the body together” (v. 24), he was referring to the entire body of Christ—all Christians. We all have different gifts and roles. But since we’re all part of the same body, if one person hurts, we all hurt. When a fellow Christian faces persecution, grief, or trials, we hurt as if we’re experiencing that pain.

If one part suffers, every part suffers with it; if one part is honored, every part rejoices with it. 1 Corint

My coworker’s pain drove him to get the help his body needed. In the body of Christ, someone’s pain ignites our compassion and moves us toward action. We might pray, offer a word of encouragement, or do whatever it takes to aid the healing process. That’s how the body works together.

Một Người Đau, Tất Cả Cùng Đau

Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau; nếu một chi thể nào được tôn trọng thì tất cả đều cùng vui mừng. I Cô-rinh-tô 12:26

Khi một đồng nghiệp gọi đến xin nghỉ làm vì bị đau khủng khiếp, mọi người tại cơ quan đều lo lắng. Sau khi đi bệnh viện rồi về nhà nghỉ ngơi một ngày, anh ấy đi làm lại và cho chúng tôi biết nguyên nhân của cơn đau đó là do bị sỏi thận. Anh đã xin bác sĩ viên sỏi đó làm kỷ niệm. Nhìn vào viên sỏi đó, tôi rụt vai đầy cảm thông khi nhớ lại viên sỏi mật mà tôi đã trải qua nhiều năm trước. Cơn đau lúc đó thật khủng khiếp.

Thật lạ khi một thứ nhỏ bé lại có thể gây đau đớn cực độ cho cả cơ thể. Nhưng về một phương diện, đó là những gì sứ đồ Phao-lô muốn nói đến trong I Cô-rinh-tô 12:26: “Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau.” Trong suốt chương 12, Phao-lô đã sử dụng ẩn dụ về thân thể để miêu tả Cơ Đốc nhân khắp thế giới. Khi nói: “Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân thể như vậy” (c.24), ông đang nói đến toàn bộ thân thể của Đấng Christ, tức là mọi Cơ Đốc nhân.

Chúng ta đều có những ân tứ và vai trò khác nhau. Nhưng vì chúng ta là chi thể của cùng một thân, nên nếu một người bị đau thì tất cả đều đau. Khi một anh em Cơ Đốc đối diện với sự bắt bớ, đau khổ, hay thử thách, thì chúng ta cũng đau như thể đang trải qua sự đau đớn đó.

Cơn đau đã khiến anh đồng nghiệp phải tìm đến sự giúp đỡ mà cơ thể anh cần. Trong thân thể Đấng Christ, nỗi đau của một ai đó làm dấy lên trong chúng ta tình yêu thương và thúc đẩy chúng ta hành động. Chúng ta có thể cầu nguyện, khích lệ hay làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp đỡ trong quá trình hồi phục. Đó là cách mà thân thể cùng nhau hoạt động.

Lạy Chúa, xin ban bình an cho những ai đang bị bắt bớ hay đang chịu đau đớn. Gia đình của Ngài cũng là gia đình của con.

Chúng ta cùng nhau trải qua mọi điều.

bởi Linda Washington | Xem tác giả khác

CHÚ GIẢI

Sứ đồ Phao-lô thường sử dụng hình ảnh thân thể để nói về hội thánh (xem Rô. 12:3-5; Êph. 1:22-23; 4:12-13; Côl. 1:18; 2:19). Trong phần Kinh Thánh hôm nay, ông nói rằng chúng ta không chỉ cần chia sẻ nỗi đau của người khác mà cũng vui mừng với những phước hạnh họ nhận được. Điều ngạc nhiên là chúng ta thường thấy điều này khó thực hiện hơn.

Bạn thấy chia sẻ nỗi đau của người khác dễ hơn hay vui với niềm vui của họ?

Tim Gustafson

 

Lord, please give peace to those who are persecuted or in pain. Your family is my family too.

We’re in this together.

By Linda Washington | See Other Authors

INSIGHT

Paul often uses the metaphor of the body to represent the church (see Romans 12:3–5; Ephesians 1:22–23; 4:12–13; Colossians 1:18; 2:19). In today’s passage he makes the observation that we’re not only to share each other’s pain but also to rejoice in the blessings other believers receive. Surprisingly we may find that more difficult.

Do you find it easier to share in others’ pain or in their joy?

Tim Gustafson


Một Người Đau, Tất Cả Cùng Đau

I Cô-rinh-tô 12:14-26 1934 Vietnamese Bible (VIET)

14 Thân cũng chẳng phải có một chi thể, bèn là nhiều chi thể.

15 Nếu chơn rằng: vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về thân, thì chẳng phải bởi đó chơn không có phần trong thân.

16 Và nếu tai rằng: Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về thân, thì tai chẳng phải bởi đó không có phần trong thân.

17 Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu?

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định.

19 Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu?

20 vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân.

21 Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói với chơn rằng: Ta chẳng cần đến bay.

22 Trái lại, các chi thể của thân xem ra rất yếu đuối lại là cần dùng.

23 Chi thể nào trong thân chúng ta nghĩ là hèn hạ hơn, thì chúng ta tôn trọng hơn; chi thể nào chẳng đẹp, thì chúng ta lại trau giồi hơn,

24 còn như cái nào đã đẹp rồi, thì không cần trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi thể nào thiếu thốn thì được quí trọng hơn,

25 hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau.

26 Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác cùng vui mừng.

 

Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau; nếu một chi thể nào được tôn trọng thì tất cả đều cùng vui mừng. I Cô-rinh-tô 12:26

Khi một đồng nghiệp gọi đến xin nghỉ làm vì bị đau khủng khiếp, mọi người tại cơ quan đều lo lắng. Sau khi đi bệnh viện rồi về nhà nghỉ ngơi một ngày, anh ấy đi làm lại và cho chúng tôi biết nguyên nhân của cơn đau đó là do bị sỏi thận. Anh đã xin bác sĩ viên sỏi đó làm kỷ niệm. Nhìn vào viên sỏi đó, tôi rụt vai đầy cảm thông khi nhớ lại viên sỏi mật mà tôi đã trải qua nhiều năm trước. Cơn đau lúc đó thật khủng khiếp.

Thật lạ khi một thứ nhỏ bé lại có thể gây đau đớn cực độ cho cả cơ thể. Nhưng về một phương diện, đó là những gì sứ đồ Phao-lô muốn nói đến trong I Cô-rinh-tô 12:26: “Nếu một chi thể nào bị đau thì tất cả đều cùng đau.” Trong suốt chương 12, Phao-lô đã sử dụng ẩn dụ về thân thể để miêu tả Cơ Đốc nhân khắp thế giới. Khi nói: “Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân thể như vậy” (c.24), ông đang nói đến toàn bộ thân thể của Đấng Christ, tức là mọi Cơ Đốc nhân.

Chúng ta đều có những ân tứ và vai trò khác nhau. Nhưng vì chúng ta là chi thể của cùng một thân, nên nếu một người bị đau thì tất cả đều đau. Khi một anh em Cơ Đốc đối diện với sự bắt bớ, đau khổ, hay thử thách, thì chúng ta cũng đau như thể đang trải qua sự đau đớn đó.

Cơn đau đã khiến anh đồng nghiệp phải tìm đến sự giúp đỡ mà cơ thể anh cần. Trong thân thể Đấng Christ, nỗi đau của một ai đó làm dấy lên trong chúng ta tình yêu thương và thúc đẩy chúng ta hành động. Chúng ta có thể cầu nguyện, khích lệ hay làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp đỡ trong quá trình hồi phục. Đó là cách mà thân thể cùng nhau hoạt động.

Lạy Chúa, xin ban bình an cho những ai đang bị bắt bớ hay đang chịu đau đớn. Gia đình của Ngài cũng là gia đình của con.

Chúng ta cùng nhau trải qua mọi điều.

bởi Linda Washington | Xem tác giả khác

CHÚ GIẢI

Sứ đồ Phao-lô thường sử dụng hình ảnh thân thể để nói về hội thánh (xem Rô. 12:3-5; Êph. 1:22-23; 4:12-13; Côl. 1:18; 2:19). Trong phần Kinh Thánh hôm nay, ông nói rằng chúng ta không chỉ cần chia sẻ nỗi đau của người khác mà cũng vui mừng với những phước hạnh họ nhận được. Điều ngạc nhiên là chúng ta thường thấy điều này khó thực hiện hơn.

Bạn thấy chia sẻ nỗi đau của người khác dễ hơn hay vui với niềm vui của họ?

Tim Gustafson

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *