The Lighthouse by ODB Anh & Viet

The Lighthouse by ODB Anh & Viet

[The Lord bestows] on them a crown of beauty instead of ashes, the oil of joy instead of mourning. Isaiah 61:3

By its very existence, a ministry center in Rwanda called the “Lighthouse” symbolizes redemption. It sits on land where during the genocide in 1994 the country’s president owned a grand home. This new structure, however, has been erected by Christians as a beacon of light and hope. Housed there is a Bible institute to raise up a new generation of Christian leaders, along with a hotel, restaurant, and other services for the community. Out of the ashes has come new life. Those who built the Lighthouse look to Jesus as their source of hope and redemption.

When Jesus went to the synagogue in Nazareth on the Sabbath, He read from the book of Isaiah and announced that He was the Anointed One to proclaim the Lord’s favor (see Luke 4:14–21). He was the One who came to bind up the brokenhearted and offer redemption and forgiveness. In Jesus we see beauty coming from the ashes (Isa. 61:3).

He was the One who came to bind up the brokenhearted and offer redemption and forgiveness.

We find the atrocities of the Rwandan genocide, when intertribal fighting cost more than a half-million lives, mind-boggling and harrowing, and we hardly know what to say about them. And yet we know that the Lord can redeem the atrocities—either here on earth or in heaven. He who bestows the oil of joy instead of mourning gives us hope even in the midst of the darkest of situations.

Lord Jesus Christ, our hearts hurt when we hear about the pain and suffering that some endure. Have mercy, we pray.

Jesus came to bring us hope in the darkest of circumstances.

INSIGHT:

Jesus announced His mission by reading from this messianic prophecy in Isaiah 61, a text that clearly anticipated His ministry to the marginalized and hurting (Luke 4:18–19). He offers good news, healing, freedom, release, and joy to supplant the heartaches that inevitably come our way. Jesus went to the cross to deal with the root cause of our brokenness—sin—so that one day we could experience an eternity where “there will be no more death or mourning or crying or pain” (Rev. 21:4). Jesus-followers can likewise be involved in important ministries of help and encouragement for the hurting. In what ways has Jesus responded to your own hurts and needs? In what ways can you respond to the needs of those around you who are hurting?

Ngọn Hải Đăng

[Đức Giê-hô-va] ban mão hoa cho những kẻ khóc than ở Si-ôn, thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế. Ê-sai 61:3

Bằng chính sự hiện diện của mình, một trung tâm mục vụ ở Rwanda tên là “Ngọn Hải Đăng” trở thành biểu tượng của sự cứu chuộc. Trung tâm này tọa lạc ở mảnh đất mà trong suốt nạn diệt chủng năm 1994, vị tổng thống của đất nước này xây một ngôi nhà hoành tráng tại đó. Tuy nhiên, cơ sở này đã được các Cơ Đốc nhân xây dựng làm một ngọn đèn sự sáng và hy vọng. Tọa lạc tại đó là một Viện Thánh Kinh để nuôi dưỡng một thế hệ lãnh đạo Cơ Đốc mới, cùng với một khách sạn, một nhà hàng và các dịch vụ cộng đồng khác. Từ đống tro tàn, sự sống đã hồi sinh. Những người xây Ngọn Hải Đăng đó đã nhìn lên Chúa Jêsus, nguồn cội của hy vọng và sự cứu chuộc.

Khi Chúa Jêsus đến nhà hội ở Na-xa-rét vào ngày sa-bát, Ngài đọc từ trong sách Ê-sai và công bố rằng Ngài là Đấng Được Xức Dầu để công bố về ân huệ của Chúa (xem Lu-ca 4:14-21). Ngài là Đấng đến để rịt lành những tấm lòng tan vỡ và hứa ban sự cứu chuộc và sự tha thứ. Trong Chúa Jêsus, chúng ta thấy sự đẹp đẽ nảy sinh từ giữa đống tro tàn (Ê-sai 61:3).

Chúng ta thấy nạn diệt chủng ở Rwanda, khi giao tranh giữa các bộ lạc lấy đi hơn nửa triệu mạng người, thật không thể tin được và vô cùng đau đớn, và chúng ta không biết phải nói gì về nó. Thế nhưng, chúng ta biết rằng Chúa có thể chuộc lại cả những điều tàn bạo đó – cả trong hiện tại khi ở trên đất lẫn trên trời. Chúa, Đấng ban dầu vui mừng thay vì tang chế đem đến hy vọng cho chúng ta ngay cả khi chúng ta đang ở giữa cảnh đen tối nhất.

Lạy Chúa Jêsus, chúng con đau lòng khi nghe những thống khổ và đớn đau mà một số người phải chịu. Xin Cha thương xót họ.

Chúa Jêsus đến để mang lại hy vọng trong những cảnh tăm tối nhất.

CHÚ GIẢI: Chúa Jêsus công bố sứ mạng của Ngài khi đọc lời tiên tri về Đấng Mê-si-a trong Ê-sai 61, phần Kinh Thánh tiên tri về chức vụ của Ngài đối với những người bị hắt hủi và tổn thương (Lu-ca 4:18–19). Ngài ban tin mừng, sự chữa lành, sự tự do, giải phóng và sự vui mừng thay thế cho những đau buồn chắc chắn sẽ xảy đến trên con đường của chúng ta. Chúa Jêsus đã lên thập tự giá để giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây nên sự đổ vỡ trong chúng ta, đó là tội lỗi, để một ngày nào đó chúng ta có thể kinh nghiệm được cõi đời đời là nơi “không có sự chết, cũng không có tang chế, than khóc, hoặc đau đớn nữa” (Khải. 21:4). Những người tin theo Chúa Jêsus cũng có thể dự phần trong công tác quan trọng này để giúp đỡ và khích lệ những người đang bị tổn thương. Chúa Jêsus đã làm gì với những nhu cầu và những tổn thương của chúng ta? Chúng ta có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu của những người đang bị tổn thương xung quanh mình?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *