Tìm Câu Chuyện Cho Bài Giảng (Phần 1)

Anthony Ray Hinton (born June 1, 1956) is an American man who was wrongly convicted of the 1985 murders of two fast food restaurant managers in Birmingham, Alabama, sentenced to death, and held on the state’s death row for 28 years.[1][2][3][4][5]

In 2015 the Supreme Court of the United States unanimously overturned his conviction on appeal, and the state dropped all charges against him. It was unable to affirm the forensic evidence of a gun, which was the only evidence in the first trial.[2] After being released, Hinton wrote and published a memoir The Sun Does Shine: How I Found Life and Freedom on Death Row (2018).[2]

 

 

Năm 1985, Anthony Ray Hinton bị buộc tội giết hai người quản lý nhà hàng. Đây là một cái bẫy được sắp đặt trước vì ông đang ở cách xa hàng dặm khi vụ án xảy ra nhưng lại bị buộc tội và bị kết án tử hình. Tại phiên tòa, Ray đã tha thứ cho những người nói dối về ông, và nói thêm rằng ông vẫn vui mừng dù bị xử bất công. Ông nói: “Sau khi chết, tôi sẽ lên thiên đàng, còn bạn sẽ đi về đâu?”

Cuộc sống của tử tù thật khó khăn đối với Ray. Ánh đèn nhà tù chập chờn mỗi khi chiếc ghế điện được dùng cho người nào đó, như lời nhắc nhở ảm đạm về những gì ở phía trước. Ray vượt qua bài kiểm tra phát hiện nói dối nhưng kết quả bị phớt lờ, đây là một trong nhiều bất công mà ông phải đối diện khi vụ án được xét xử lại.

Cuối cùng, vào ngày lễ Thương Khó năm 2015, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã đảo ngược bản án của Ray. Ông đã chịu án tử hình trong gần ba mươi năm. Cuộc đời ông là minh chứng cho sự thật về Chúa. Bởi niềm tin nơi Chúa Jêsus, Ray có niềm hy vọng để vượt qua thử thách (I Phi. 1:3–5) và kinh nghiệm niềm vui siêu nhiên khi đối diện với bất công (c.8). Ray nói sau khi được trả tự do: “Niềm vui mà tôi có, họ không thể cướp lấy trong tù”. Niềm vui đó chứng minh cho đức tin thành thật của ông (c.7-8).

Niềm vui của tử tù? Thật khó để giả vờ. Niềm vui này hướng chúng ta đến với Chúa – Đấng hiện hữu dù chúng ta không thấy Ngài và Đấng sẵn sàng nâng đỡ chúng ta trong mọi thử thách.

Hãy nghĩ đến những người đã kinh nghiệm niềm vui của Chúa trong thử thách. Đâu là những phẩm chất đức tin của họ? Bạn sẽ mang niềm vui của Chúa đến với người đang đối diện với bất công thế nào?
Lạy Chúa của mọi hy vọng, xin lấp đầy trong chúng con niềm vui và sự bình an của Ngài khi chúng con tin cậy nơi Ngài bất kể hoàn cảnh ra sao. Chúng con yêu kính Ngài!
Khi đọc I Phi-e-rơ 1:3-9, chúng ta có thể hiểu sai rằng Phi-e-rơ khuyên những người nhận thư nên vui mừng vì chịu khổ. Tuy nhiên, khi đọc kỹ hơn phân đoạn này, chúng ta thấy Phi-e-rơ muốn các độc giả vui mừng bởi vì sự chịu khổ sẽ dẫn đến “sự ca ngợi, vinh quang và tôn trọng khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện đến” (c.7). Ở phần sau của bức thư này, Phi-e-rơ nói rằng những người tin Chúa Jêsus không nên ngạc nhiên khi hoạn nạn hoặc “lửa thử thách đến để thử nghiệm” (4:12). Một lần nữa, ông nói rằng chịu khổ vì danh Đấng Christ là lý do để vui mừng vì điều đó có nghĩa là “Thánh Linh vinh quang của Đức Chúa Trời ngự trên anh em” (c.14). Những thử thách đó không đáng kể so với niềm vui của vinh quang đời đời mà họ sẽ kinh nghiệm. Qua những thử thách đó, đức tin của họ được tinh luyện (1:7), đức tin chân thật sẽ đem đến sự cứu rỗi (c.9) – đây lý do tuyệt vời để vui mừng!

Julie Schwab 

odb.org

 
  1. Lẫn lộn tai hại.

Một người bán hoa thất bại trong công việc làm ăn của mình đã kể lại kinh nghiệm sau đây:

“Một ngày kia có nhiều người đặt mua hoa. Một đơn đặt hàng từ một đám tang, một đơn khác vừa mới làm đám cưới và dọn vào nhà mới. Nhưng không biết vì một lý do nào đó, điạ chỉ hai đơn đặt hàng đã lẫn lộn với nhau. Lẵng hoa đặt cho vợ chồng mới cưới lại được gởi đến cho đám tang với dòng chữ sau, “Chúc may mắn trong ngôi nhà mới!”. Còn lẵng hoa được đưa đến ngôi nhà mới mang dòng chữ sau đây: “Đau buồn sâu xa nhất gởi đến bạn!”

 

 

  1. Làm việc tốt.

Có một Trưởng hướng đạo sinh yêu cầu các em hướng đạo sinh mới hãy báo cáo làm xong một việc tốt trong ngày. Một em kia tên là Johnny được hỏi đã làm xong việc tốt trong ngày chưa. Em vội vả trả lời: “Thưa chưa.” Người trưởng hướng đạo ra lệnh: “Johnny, hãy đi ra làm ngay việc tốt trong ngày, nếu chưa làm xong thì đừng thấy mặt tôi!”. Một lát sau cậu bé Johnny trở lại áo quần dáng vẻ lù bù xơ xác. Tóc em rối lên, áo quần lôi thôi lếch thếch, mặt thì bị trầy. Vị huynh trưởng hướng đạo hốt hoảng hỏi ngay: “Việc gì xảy ra cho em như vậy?” Cậu bé trả lời: “Em đã làm xong việc tốt trong ngày rồi! Em đã giúp một bà cụ già băng qua đường!” Huynh trưởng hỏi tiếp: “Vậy sao áo quần em nhàu nát và mặt em bị trầy trụa thế?” Câu trả lời buồn bả: “Dạ, tại bà ấy không chịu qua đường ạ!”

 

  1. Theo truyền thống!

Có một bà mẹ luôn luôn cắt hai đầu miếng thịt heo (the ham) trước khi đem nấu. Khi cô con gái của bà đi lấy chồng và bắt đầu nấu món thị heo, cô cũng cắt bớt hai đầu. Người chồng mới cưới của cô nhìn cô nấu ăn liền hỏi tại sao lại cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo. Cô gái trả lời: “Đó là cách mẹ em nấu món thịt heo nầy!” Một ngày kia trong khi trở lại thăm mẹ, cô gái hỏi mẹ tại sao bà cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo trước khi đem nấu. Bà mẹ trả lời: “Đó là cách bà ngoại của con nấu món thịt heo nầy đó!” Cô lại đi hỏi bà ngoại tại sao bà lại cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo trước khi đem nấu. Bà ngoại trả lời: “Đó là vì cái nồi của bà quá nhỏ nên bà đã cắt bớt miếng thịt mỗi bên một ít để cho vừa với cái nồi đó mà!”

 

  1. Sao em đẹp mà dại thế?

Một người vui miệng nói với vợ, “Em yêu, tại sao Chúa dựng nên em quá đẹp nhưng cũng dại quá như thế?” Cô vợ trả lời: “Chúa dựng nên em đẹp để anh yêu em, và Ngài dựng nên em dại để em yêu anh đấy!”

 

 

 

  1. Tốt nhất là đi nhà thờ!

Ông R. G. LeTourneau là một trong những nhà sản xuất máy ủi đất giỏi nhất của nước Mỹ. Trong thế chiến thứ hai ông được chính phủ Mỹ đặt hàng chế tạo một máy ủi đất to lớn và phức tạp dùng cho quân đội. Thời gian hoàn thành hợp đồng rất gấp và giới hạn. Ông mời các chuyên gia đến. Họ đã từng làm ra nhiều máy ủi đất rồi nhưng chưa có cái nào to lớn và phức tạp như lần nầy. Dường như họ không thể giải quyết được vấn đề. Họ liên tục họp bàn, nhưng không có ai đưa ra sáng kiến về kiểu xe ủi mới đặt hàng nầy.

Thế rồi ông LeTourneau triệu tập tất cả những nhà vẽ kiểu và sản xuất đến New York. Họ họp suốt ngày Thứ Sáu, cả ngày Thứ Bảy cho đến khuya Thứ Bảy. Một người lên tiếng, “Chúng ta trở lại ngày mai họp tiếp.” Ông R. G. LeTourneau lên tiếng, “Không được, ngày Chúa Nhật tôi phải đi nhà thờ.” Nhưng họ nhắc ông, “Chúng ta phải vẽ kiểu xong vào sáng Thứ Hai mà!”

Ông LeTourneau lặp lại, “Nhưng tôi luôn luôn đi nhà thờ vào Chúa Nhật.” Ông nói tiếp, “Tôi khuyên các bạn cùng đi nhà thờ với tôi. Tôi đi nhà thờ và để vấn đề nầy vào sau đầu. Tôi phải dành sáng Chúa Nhất nầy nói chuyện với Chúa trước mới được.”

Thình lình giữa buổi nhóm, giải pháp cho vấn đề hiện ra trong đầu óc ông cách rõ ràng và có bố cục rất rõ ràng. Ông biết ngay đây là giải pháp. Ông lấy vội tờ giấy của nhà thờ và vẽ vội ra kiểu xe ủi ông vừa có trong đầu. Sau giờ nhóm ông vội về ngay khách sạn và nói với những người bạn, “Đây là giải pháp cho vấn đề của chúng ta.”

 

 

  1. Chị Wong, người hầu việc Chúa ở Trung Quốc

Chị Wong và bà mẹ bị Công an Trung Quốc hạch hỏi nhiều lần, nhưng họ vẫn tiếp tục hầu việc Chúa. Công an đã tịch thu hơn ba trăm cân Anh các sách báo, Kinh Thánh và văn phẩm Cơ-đốc. Cả hai đều bị phạt tiền và chị Wong bị biệt giam trong tù suốt sáu ngày. Mẹ chị bị giam ba ngày.

Trong khi đang điều tra, viên Công an thẩm vấn đã nổi giận, vừa tát vừa đá cô Wong. Lúc đó có một cú điện thoại vang lên. Mẹ anh ta bị xe tông và anh phải đi săn sóc mẹ. Khi bà hỏi anh đang làm gì, anh nói đang thẩm vấn một nhóm tín đồ Tin Lành tư gia. Bà nói khi còn trẻ bà cũng là tín đồ, sau đó bà bỏ đi theo đảng Cọng sản. Bà nói là việc anh bắt bớ tín đồ Chúa là nguyên nhân gây ra tai nạn cho bà. Ông lắc đầu cho là mê tín.

Ngày hôm sau, khi đang phỏng vấn chị Wong, anh  lại nhận một cú điện thoại khác. Lần nầy em trai  của viên Công an bị  thương vì đốt pháo. Người em lập tức cảnh cáo anh là nguyên nhân gây ra tai nạn trong gia đình vì anh bắt bớ tín đồ của Chúa. Sau đó ít lâu, người em gái của anh bị đau. Khi chân của người em gái bị liệt, viên Công an nầy đâm hoảng và bắt đầu tự hỏi về cách mình đối xử với tín đồ của Chúa. Cuối cùng anh đích thân đến xin lỗi chị Wong. Anh mời chị Wong đến cầu nguyện cho em gái của anh. Từ đó, người em gái anh hết bệnh. Lòng anh thay đổi. Anh đem tiền và sách vở tài liệu trả lại cho Hội Thánh. (Voice of the Martyrs, Dec.99).

 

  1. Con lừa dẫn đường

Mục sư Gumercindo cưỡi lừa đi từ làng nầy qua làng kia tại Brazil để  giảng Tin Lành. Theo tác giả Don Hare, vị Mục sư trên đường về mệt quá và ngủ quên trên lưng lừa. Vài giờ sau ông tỉnh thức vì đường đi thấy gập ghềnh. Con lừa đã bỏ con đường mòn và đi vào con đường lởm chởm khó đi. Lúc nầy ông Mục sư nổi giận con lừa, nhưng khi thấy đã gần đến làng mình rồi nên ông dịu xuống. Khi về tới thánh đường ông được biết một số người bạn đang họp lại cầu nguyện cho ông về bình an. Hôm đó có một trại chủ không ưa Tin Lành đã sai gia nhân phục kích trên đường Mục sư trở về. Nhưng con lừa đã đưa ông về ngã khác nên được bình an.

 

  1. Khiêm nhường có lợi

Một hôm người phát thư đem giao cho thi hào Victor Hugo một phong thư ngoài bì đề: “Kính gởi nhà thơ vĩ đại nhất của nước Pháp.” Victor Hugo bóp trán suy nghĩ. Ông không dám mở thư ra nhưng lại mang phong thư đó đến thi hào Lamartine và nói: “Bưu điện đưa nhầm bức thư nầy cho tôi, lý ra là Ngài mới phải.”

Lamartine cầm bức thư lên xem rồi trao lại cho Victor Hugo, nói: “Vĩ đại nhất nước Pháp chính là Ngài!”

Victor nói: “Không, vĩ đại chính là Ngài!” Không ai chịu nhận mình là nhà thơ vĩ đại nhất nước Pháp, nhưng họ đồng ý mở thư ra xem, thì thấy dòng chữ mở đầu bức thư:

“Kính gởi Alfret Musset vĩ đại!” Musset cũng là một thi hào của nước Pháp đương thời.

Sự khiêm tốn của hai nhà thơ vĩ đại đã tránh được cam bẫy. Cho nên có thể nói càng khiêm tốn giá trị con người càng cao thêm.

 

  1. Chưa chi mà đã kiêu ngạo

Có một người đang tập tễnh viết thơ, làm văn và đã có vài bài được đăng báo. Người đó gởi về cho nhà văn Mark Twain của Mỹ một bản thảo, kèm thêm một phong thư, trong đó có câu: “Lửa trong thơ tôi như thế đấy! Và tôi còn nhiều tác phẩm như vậy nữa…”

Nhà văn Mark Twain đọc xong không thấy gì đặc sắc, chỉ làm mất thời gian của mình, liền viết thư trả lời: “Nên cho thơ anh vào lửa ngay…”

Có một anh chàng tập tễnh làm thơ, đem thơ mình đến khoe với Kịch tác gia S. Guitry (1885-1957) nói: “Thưa ngài, tôi vừa mới sáng tác hai bài thơ xin đọc cho ngài nghe thử, luôn tiện xin ngài cho biết thích bài nào?”

Nhà sọan kịch nhã nhặn nói: “Tôi đang muốn nghe đây!” Anh ta đọc hết bài thứ nhất. Guitry nói:

“Thôi đủ rồi! Tôi thích bài thơ thứ hai hơn!”

Một nhà thơ không tiếng tăm gì mấy đem đến biếu cho Đại Văn hào Voltaire một tập thơ và nhờ ông đọc để cho vài dòng cảm tưởng. Tập thơ có tựa đề “A la Génération Future” (Gởi cho thế hệ tương lai hoặc Gởi cho lớp người hậu bối). Voltaire đọc xong và gọi tác giả đến nói:

“Thơ của thầy viết được đó nhưng đã đề sai địa chỉ rồi!”

Có người nói rằng: “Người khoe khoang cũng giống như con gà, nó cứ tưởng rằng mặt trời mọc lên là để nghe nó gáy.”

 

  1. Lời nói bày tỏ tấm lòng

Một chuyện trong sách xưa đã kể:

Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học thầy Quỉ Cốc. Tiên sinh muốn biết đức hạnh và mưu trí của học trò mình, liền bắc ghế ngồi trước cửa rồi nói:

“Trò nào mời ta ra được ngoài sân sau nầy có khả năng làm đến Tướng quốc.”

Bàng Quyên xin mời trước. Quyên nói:

“Bạch Tổ Sư! Bên ngoài kia có rồng chầu phượng múa đẹp lắm!

Tiên sinh mỉm cười: “Hôm nay là ngày xấu, không có việc đó!”

Quyên nói tiếp: “Có Bạch Hạc đồng tử đến mời thầy đi đánh cờ!

Tiên sinh nói: “Bạch Hạc đồng tử đã mời ta hôm qua rồi!

Quyên lại nói: “Mời thầy hoài không ra, tôi phải nổi lửa đốt động, xem thầy có chịu ra không!”

(Một câu nói đó chứng tỏ rằng Bàng Quyên có tâm địa bất nhân lại còn ngoa ngôn và khinh người).

Đến lượt Tôn Tẫn mời Tiên sinh. Tẫn quí xuống nói:

“Bạch Tổ Sư! Đệ tử không có tài mời Tổ Sư từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu Tổ Sư đi ra ở ngoài đường, đệ tử sẽ mời được Tổ Sư vào trong!”

Tiên sinh nghe nói lấy làm lạ liền sai đem ghế ra xa để Tôn Tẫn mời mình vào. Khi Tiên sinh an vị bên ngoài, Tôn Tẫn vỗ tay reo:

“Đệ tử mời được thầy ra ngoài rồi! Tiên sinh phục Tôn Tẫn là cao kiến. Về sau Tôn Tẫn cầm quân nước Tề, bách chiến bách thắng.

 

  1. Khinh người hại mình

Một thế kỷ rưỡi trước đây, có một nhà thơ Việt Nam tài hoa là ông Cao Bá Quát, tính tình bất khuất, thường có ý khinh thị những người quyền chức mà bất tài, dẫu vua chúa ông cũng khinh ra mặt. Ông Cao chứng kiến hai quan triều ẩu đả nhau, Vua Tự Đức vời ông vào khai rõ sự việc. Ông Cao miệng thuật, tay chỉ chỏ:

 

— Bên nầy nói chó (chỉ tay về mình)

Bên kia nói chó (chỉ tay vào nhà vua)

Hai bên đều chó (chỉ tay cả mình lẫn nhà vua)

Họ túm lấy họ (ra bộ túm nhau)

Thần thấy thế nguy, thần chạy!…

Vua Tự Đức biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình nhưng không thể bắt bẻ gì được. Những chi tiết nhỏ nhặt không thấy đâu nhưng sau đã tích tụ lâu ngày thành bản án tử hình cho Cao bá Quát.

 

  1. Tiền Bạc

 

“Tiền bạc có thể cho ta rất nhiều cái áo quần ở bên ngoài, chứ không cho sự ấm áp trong nội tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không cho sự ngon miệng. Nó cho ta nhiều thuốc men chứ không cho sức khoẻ. Nó cho ta nhiều người quen biết chứ không phải cho sự thân thiết. Nó cho ta nhiều người hầu hạ chứ không cho sự trung thành. Nó cho ta nhiều cuộc vui chứ không cho hạnh phúc.”

 

Trên tờ giấy nhỏ in đồng bạc một Mỹ Kim mặt nầy và dòng chữ sau đây ở mặt kia:

Tiền bạc sẽ mua được:

Một cái giường nhưng không phải giấc ngủ ngon

Những quyển sách nhưng không phải trí tuệ

Thức ăn nhưng không phải sự ngon miệng

Nữ trang nhưng không phải vẻ đẹp

Một ngôi nhà nhưng không phải mái ấm gia đình

Thuốc men nhưng không phải sức khoẻ

Sự sang trọng nhưng không phải văn hoá

Trò chơi giải trí nhưng không phải hạnh phúc

Một cây thánh giá nhưng không phải một Chúa Cưú Thế

Một ghế ngồi trong nhà thờ nhưng không phải thiên đàng

Điều tiền bạc không mua được

Đức Chúa Giê-xu Christ có thể ban cho miễn phí.

 

  1. Không sát sanh

Năm 1963, trên Bán Nguyệt San Phổ Thông ở miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Văn Ba có ghi lại một câu chuyện thật nội dung như sau: Tại thị trấn Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, có một nhà sư vào khất thực tại một nhà dân nằm ven quốc lộ số 1. Lúc ấy chủ nhà là một thiếu phụ đang ở trong phòng tắm, chỉ có một đứa bé gái 6 hay 7 tuổi đang chơi trước sân. Nhà sư đứng đợi chủ nhà ra. Chủ nhà tắm xong bước ra chào nhà sư rồi cấp cơm tiền cho nhà sư, chợt bà hỏi đưá bé: “Chiếc nhẫn của mẹ đâu?” Đứa bé ngơ ngác một lúc rồi chỉ nhà sư. Thiếu phụ chắp tay nói:

“Khi tôi tắm có giao chiếc nhẫn 2 chỉ vàng cho cháu giữ, thầy có nhặt được xin cho lại.”

Nhà sư để tay lên ngực nói:  “Mô Phật, bần tăng không hề nhặt được!”

Chủ nhà làm dữ, nhà sư vẫn nói “Mô Phật!” Lúc ấy Phật Giáo bị Chính Phủ đàn áp. Người lối xóm và đám “Thanh niên Cọng hoà” chạy đến, họ đánh đập dã man nhà sư đó, bình bát cơm bị đổ, họ lột tấm nạp y của nhà sư để lục lọi vẫn không có chiếc nhẫn, họ lục khắp mình mẫy vẫn không có, nhưng họ vẫn đánh đập nhà sư đó đến bầm dập! Người mẹ nhiều lần hỏi lại con mình, đưá bé vẫn nói “Ông thầy lấy!” Sân nhà bằng đất thịt nện chắc, dĩ nhiên chiếc nhẫn không bị lùi dưới sân. Lúc bấy giờ viên Cảnh sát cũng vừa đến, đòi đưa nhà sư về đồn. Lúc đó chiếc xe nhà binh chạy qua cán chết một con ngỗng đực, còn con ngỗng mái chạy tránh khỏi. Nhà sư bấy giờ mới nói:  “Chiếc nhẫn ở trong bụng con ngỗng kia, tôi thấy nó xớt chiếc nhẫn trong tay cháu gái, nhưng tôi chụp lại không kịp.”

Người ta mổ diều con ngỗng ra quả có chiếc nhẫn. Ai nấy đều ngậm ngùi. Có người hỏi:  “Sao khi nãy thầy không chịu nói sớm để người ta khỏi đánh thầy?

Nhà sư nói: “Mô Phật, thà bần tăng chịu hình phạt, nếu chỉ ra con ngỗng, người ta sẽ làm thịt nó mất.”

Phải chăng, niềm tin quyết định hành động của chúng ta?

  1. Chỉ được mang về 200 cân thôi.

 

Một giáo sĩ đến truyền giáo ở Trung Hoa, sau một thời gian ông được gọi lên và nhận lệnh về Mỹ ngay. Ông chỉ được mang về nước 200 cân Anh đồ đạc cá nhân mà thôi. Ông đã chọn một số dụng cụ, máy móc, áo quần đem ra cân. Nhưng con cái ông thì sao? Thì cũng phải cân luôn! Thế là những đồ đạc ông để riêng đem về bây giờ chỉ là rác rớm. Ông đã mang mấy đưá con về nước với ông!

 

  1. ISIS tấn công, sư tử bảo vệ

 

Mục sư Paul Siniraj và trẻ em Trung Đông

Mục sư Paul Ciniraj là giám đốc trung tâm Bibles for Mideast (Kinh Thánh cho Trung Đông), một mục vụ Cơ đốc chuyên phân phát Kinh Thánh và rao giảng Tin Lành. Ông đã mô tả chi tiết câu chuyện về 3 con sư tử đã giải cứu ông và nhóm tín hữu khỏi nhóm ISIS.

Ông viết: “Chúa tôi, Đức Chúa Jesus Christ Phục Sinh đã cứu sống tôi lần nữa, tôi ngợi khen và cảm tạ Chúa vì ân sủng không kể xiết của Ngài!

Câu chuyện bắt đầu vào 3 tuần trướckhi ông vừa làm phép báp-tem cho một số người mới tin Chúa thì một nhóm binh sĩ đến ném đá xối xả vào họ.

Ông được đưa đến bệnh viện chuyên khoa vì chấn thương nghiêm trọng ở đầuTuy nhiên, các binh sĩ Hồi giáo lại phát hiện ra bệnh viện nơi ông điều trị và ông buộc phải rời đi.

Mục sư Paul được bí mật chuyển đến nhà mục sư Ayyoob, một người Hồi giáo đã cải đạo Tin Lành, đang sống gần một khu rừng cùng gia đình. Các tín hữu bí mật thăm viếng ông và hiệp lòng cầu nguyện.

Khoảng 3 tuần sau, vào chủ nhật Phục Sinh 16.4.2017 vừa qua, mục sư Ayyoob đang hướng dẫn thờ nhóm phượng thì đột nhiên một nhóm binh sĩ mang vũ khí, gậy gộc xộc tới.

Mục sư Paul kể: “Chúng tôi không biết phải làm gì ngoài gọi Chúa”. Ông chưa hoàn toàn hồi phục, và trong nhóm còn có một phụ nữ đang mang thai. Ông cho biết lúc đó cả nhóm gần như tuyệt vọng, nghĩ đây là ngày cuối cùng của mình trên đất.

Đột nhiên, một con sư tử lừ lừ xuất hiện, lao đến tấn công một trong số binh sĩ. Khi các binh sĩ khác đang tìm cách tấn công lại con vật, bỗng nhiên lại xuất hiện thêm 2 con sư tử nữa. Quá kinh hoàng, các binh sĩ vội vã chạy trốn mất. Ba con sư tử cũng lẳng lặng bỏ đi, không hề động đến mục sư và nhóm tín đồ. 

“Điều đáng kinh ngạc diệu kỳ  từ trước đến nay chưa ai từng thấy sư tử vãng lai trong khu rừng đó” – mục sư Paul kể.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *