HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG NGÀY
Chúa Nhật, ngày 5/11/2023
Lời Chúa dạy: Hê-bơ-rơ 10:25
25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.
Kính mời Con cái Chúa nghe Lời Chúa mỗi ngày MỘT ĐOẠN Kinh Thánh. CẦU XIN Chúa ban phước và ở cùng với bạn ngày hôm nay.
Bản Hiệu Đính (2010) – Người đọc: Mục sư Trần Văn Trọng
Sách Giô-na 2
Đừng nghĩ là cơn dịch chấm dứt. Chúa sẽ cho con người thấy trước được những gì sắp xảy đến trong ngày sau rốt, để con người biết tìm kiếm Chúa.
Đây là thì giờ tốt nhất của chúng ta để thì giờ tìm kiếm Chúa.
Tìm kiếm Chúa không phải dễ dàng như các bạn nghĩ đâu. Lời Chúa phán:
Giê-rê-mi 29:13 “Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.”
Do đó, các bạn muốn tìm kiếm Chúa, hãy tìm kiếm Ngài cách hết lòng mới gặp được Ngài.
Hãy đọc Kinh Thánh hằng ngày, hạ mình xuống cầu xin Ngài thương xót tha thứ mọi lỗi lầm, hãy thống hối ăn năn, thì bạn có thể gặp được Chúa. Amen!
Kính mời con cái Chúa vào bấm trang mục lục. Chọn Tân Ước.
Cựu Ước đang bỏ vào. Xin chờ đợi cập nhật. Cảm ơn. Chúa ban phước
Kinh Thánh Bản Dịch Mới 2002
Người đọc: Mục sư Trần Vă n Trọng
Nghe Lời Chúa bấm dưới đây (xin chọn sách để nghe):
http://nguonsuoitamlinh.net/kinh-thanh-mp3
Nghe Nhạc Thờ Phượng của Hội Thánh xin bấm dưới đây:
https://www.youtube.com/channel/UCJvnjjU_sS7vYYuFKmLnNBQ
NGHE BÀI HÁT CỦA HỘI THÁNH HÔM NAY:
Một Ngày Tươi Mới
HÃY SUY GẪM MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH, ĐỂ BIẾT KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI, GIỮ VỮNG ĐỨC TIN CỦA MÌNH và KHÍCH LỆ, AN ỦI NGƯỜI KHÁC …
1162. 2Ti-mô-thê 3:16
16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn.(j) có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình,
16 All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness,
2Ti-mô-thê 3:16 chú giải:
Thánh Kinh không phải là một bộ sưu tập các truyện tích, truyện ngụ ngôn, thần thoại hay chỉ là các ý niệm suông của loài người về Đức Chúa Trời. Nó không phải là bộ sách của loài người. Nhờ Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài và kế hoạch của Ngài cho một số tín hữu, và họ đã viết ra thông điệp mà Ngài gởi cho dân Ngài (IIPhi 1:20,21). Tiến trình này được gọi là sự mạc khải.Các trước giả đã viết từ các bối cảnh cá nhân lịch sử và văn hoá của riêng họ.Mặc dù họ sử dụng tâm trí, tài năng, ngôn ngữ, và bút pháp riêng, nhưng họ đã viết những gì Đức Chúa Trời muốn họ viết. Kinh điển hoàn toàn tin cậy vì Đức Chúa Trời đã cai trị việc nó viết ra. Lời lẽ trong đó hoàn toàn có thẩm quyền đối với đức tin và đời sống của chúng ta. Thánh Kinh đã được “Đức Chúa Trời hà hơi vào”. Hãy đọc bộ sách ấy và dùng những lời dạy dỗ trong đó để hướng dẫn cách ăn ở cư xử của bạn.
BÀI ĐỌC THÊM:
CÁC BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ĐẦY QUYỀN NĂNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH TIN LÀNH
Cuộc Cải Cách Tin Lành đã kêu gọi những người tin kính Chúa quay lại với Lời Chúa trong Kinh Thánh thay vì đi theo những giáo luật, giáo lệ của giáo hội thời trung cổ. Từ đó, những nước tiếp nhận Tin Lành như Anh, Đức, và các nước Bắc Âu đã có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế xã hội, vượt trên những nước không cải cách như Pháp, Ý, và các nước Nam Âu. Một nghiên cứu của Stanford cho thấy ở Tây Âu, từ năm 1500 đến 1940, so với các nước không cải cách, các nước Tin Lành có GPD đầu người từ thua kém 18% đã vượt lên cao hơn 40% – tốc độ tăng gần gấp đôi [B]. Dưới đây là những biến đổi xã hội đầy quyền năng của cuộc Cải Cách Tin Lành đã góp phần đem lại thành công này.
Nhiều người Tin Lành đã mất đi ý thức tự học và suy ngẫm Kinh Thánh, chỉ nghe qua lời giáo hội và các thầy truyền đạo. Sự tiếp cận với Lời Chúa của họ theo đó mà cũng bị thu hẹp và giới hạn trong những gì được dạy ở nhà thờ, mất đi tính trọn vẹn từ toàn bộ Kinh Thánh và sự kết nối cách riêng tư cá nhân cần có. Nhiều người cũng dần cậy vào đi nhà thờ và các giáo lễ để đảm bảo sự cứu rỗi của mình, mà không tự dò xét xem đời sống mình có kết nối với Chúa, có trải nghiệm ân điển của Ngài và kết quả Thánh Linh hay không. Đời sống tâm linh và đời sống xã hội cũng dần tách biệt. Công việc trong nhiều giáo hội Tin Lành dần trở thành chuyên môn của các giáo sĩ, tín hữu chỉ đóng góp tay chân vòng ngoài. Việc đóng góp xây dựng phát triển kinh tế, y tế và giáo dục dần mất đi ý nghĩa tôn giáo và ít được tham gia với lòng thành tín như trước. Khi những điều này xảy ra, Tin Lành mất đi quyền năng màu nhiệm vốn có và trở nên giống như những tôn giáo nhà thờ khác.
Nếu là một người Tin Lành, ta hãy tự dò xét xem Tin Lành của mình có còn những biến đổi quyền năng đã đem lại thành công của người Tin Lành từ Cuộc Cải Cách không? Hay lại giống như Tin Lành đang thoái hóa thời hiện đại?
1. Ta có xem việc học Kinh Thánh và áp dụng vào đời sống làm tâm điểm của đức tin và lòng thành kính mộ đạo không? Hay ta chỉ nghe Kinh Thánh qua lời các giáo sĩ?
2. Ta có học trọn vẹn cả Kinh Thánh để được dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong lẽ công bình? Hay ta chỉ biết vài phân đoạn hay được giảng ở nhà thờ?
3. Ta có ý thức học và làm theo Lời Chúa để đời sống kết quả Thánh Linh là bằng chứng của sự cứu rỗi? Hay ta tin rằng mình được cứu rỗi nhờ đi nhà thờ và nhận các giáo lễ?
4. Ta có xem mình là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và có trách nhiệm đóng góp tài năng ân tứ của mình cho các việc Chúa trong hội thánh cũng như ngoài xã hội? Hay ta cho rằng việc Chúa là việc của các giáo sĩ trong giáo hội, không liên quan đến đời sống thế gian?