HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG NGÀY Thứ Ba, ngày 31/10/2023

HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

           Thứ Ba, ngày 31/10/2023

Lời Chúa dạy: Hê-bơ-rơ 10:25

 25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.

Kính mời Con cái Chúa nghe Lời Chúa mỗi ngày MỘT ĐOẠN Kinh Thánh. CẦU XIN Chúa ban phước và ở cùng với bạn ngày hôm nay.

Bản Hiệu Đính (2010) – Người đọc: Mục sư Trần Văn Trọng
Sách A-mốt đoạn 7

Đừng nghĩ là cơn dịch chấm dứt. Chúa sẽ cho con người thấy trước được những gì sắp xảy đến trong ngày sau rốt, để con người biết tìm kiếm Chúa.

Đây là thì giờ tốt nhất của chúng ta để thì giờ tìm kiếm Chúa.

Tìm kiếm Chúa không phải dễ dàng như các bạn nghĩ đâu. Lời Chúa phán:

Giê-rê-mi 29:13 “Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.”

Do đó, các bạn muốn tìm kiếm Chúa, hãy tìm kiếm Ngài cách hết lòng mới gặp được Ngài.
Hãy đọc Kinh Thánh hằng ngày, hạ mình xuống cầu xin Ngài thương xót tha thứ mọi lỗi lầm, hãy thống hối ăn năn, thì bạn có thể gặp được Chúa. Amen!
Kính mời con cái Chúa vào bấm trang mục lục. Chọn Tân Ước.
Cựu Ước đang bỏ vào. Xin chờ đợi cập nhật. Cảm ơn. Chúa ban phước

Kinh Thánh Bản Dịch Mới 2002

Người đọc: Mục sư Trần Vă n Trọng

Nghe Lời Chúa bấm dưới đây (xin chọn sách để nghe):
http://nguonsuoitamlinh.net/kinh-thanh-mp3

Nghe Nhạc Thờ Phượng của Hội Thánh xin bấm dưới đây:

https://www.youtube.com/channel/UCJvnjjU_sS7vYYuFKmLnNBQ

NGHE BÀI HÁT CỦA HỘI THÁNH HÔM NAY:

Mọi Suy Tôn Thuộc Vua (Honor Unto You)

 

 

HÃY SUY GẪM MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH, ĐỂ BIẾT KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI, GIỮ VỮNG ĐỨC TIN CỦA MÌNH  và KHÍCH LỆ, AN ỦI NGƯỜI KHÁC …

1158. Ma-thi-ơ 7:16

16 Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê?

16 By their fruit you will recognize them. Do people pick grapes from thornbushes, or figs from thistles?

Ma-thi-ơ 7:16 chú thích:

Có nhiều tiên tri giả tự xưng là người hướng đạo Cơ đốc, nhưng mục đích sâu xa của họ rất ích kỷ và có tính phá hoại. Chúng ta phải thử những người xưng là tiên tri qua trái của họ, tức là qua lối sống, phẩm chất, lời dạy và ảnh hưởng của họ.

BÀI ĐỌC THÊM:

CÁC BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ĐẦY QUYỀN NĂNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH TIN LÀNH

Cuộc Cải Cách Tin Lành đã kêu gọi những người tin kính Chúa quay lại với Lời Chúa trong Kinh Thánh thay vì đi theo những giáo luật, giáo lệ của giáo hội thời trung cổ. Từ đó, những nước tiếp nhận Tin Lành như Anh, Đức, và các nước Bắc Âu đã có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế xã hội, vượt trên những nước không cải cách như Pháp, Ý, và các nước Nam Âu. Một nghiên cứu của Stanford cho thấy ở Tây Âu, từ năm 1500 đến 1940, so với các nước không cải cách, các nước Tin Lành có GPD đầu người từ thua kém 18% đã vượt lên cao hơn 40% – tốc độ tăng gần gấp đôi [B]. Dưới đây là những biến đổi xã hội đầy quyền năng của cuộc Cải Cách Tin Lành đã góp phần đem lại thành công này.

 1.Thúc đẩy việc đọc sách và học thuật

Bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Luther là thời điểm quyết định cho sự phát triển của nỗ lực xóa mù chữ cho người dân thường, đồng thời kích thích việc in ấn và phổ biến sách và tiểu luận tôn giáo. Kể từ năm 1517, các loại tiểu luận tôn giáo ngập tràn nước Đức và nhiều nơi khác ở châu Âu. Đến năm 1530 đã có hơn 10 000 xuất bản phẩm với tổng cộng 10 triệu ấn bản. Những tác phẩm viết bằng tiếng Đức như bản dịch Kinh Thánh, sách giáo lý dành cho trẻ em, và sách giáo lý dành cho mục sư của Luther đã có ảnh hưởng rộng rãi” [A]

 

Cuộc Cải Cách Tin Lành lấy việc học Kinh Thánh làm tâm điểm của lòng thành kính mộ đạo. Ở nhà thờ thời trung cổ, Kinh Thánh bị xem là quá khó để người bình dân có thể đọc và hiểu, tín đồ chỉ được biết Lời Chúa qua điều linh mục giảng. Cuộc Phản Cải Cách (Counter-Reformation) còn đốt sách, bắt bớ học giả, bỏ tù các nhà khoa học khi họ bất đồng với giáo hội. Ngược lại, Tin Lành xem mọi tín hữu đều là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Mỗi người cần phải học và hiểu Kinh Thánh để có thể kết nối với đức tin mình một cách cá nhân và riêng tư. Học giả được bảo vệ và suy nghĩ được tự do. Do Kinh Thánh dạy đánh giá qua kết quả, không qua lời nói (Ma-thi-ơ 7:16), nên khoa học thực nghiệm được xem trọng để đánh giá các suy nghĩ tự do qua kết quả của chúng. Nhờ đó, các nước Tin Lành có những bước phát triển vượt trội về giáo dục, tư tưởng và khoa học, đến độ Voltaire – triết gia nổi tiếng của Pháp từng nói “Chúng ta nhìn sang Scotland (một quốc gia Tin Lành) cho mọi ý tưởng về văn minh của mình”

www.nguonsuoitamlinh.net  or  www.mucsutrong.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *