HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG            NGÀY Thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kinh -Thánh

HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG

           NGÀY Thứ Hai, ngày 6/5/2024

Trong tháng 5-6 lễ Cha Mẹ, Cầu xin Chúa ban phước cho quý vị nào còn cha còn mẹ. Đây là niềm vui phước hạnh của quý vị. Hãy kính mến cha mẹ như Điều-Răn Đức Chúa Trời dạy:
(V) Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi ban cho.

          Lời Chúa dạy:  Rô-ma 8:1

Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ »

Kính mời Con cái Chúa nghe Lời Chúa mỗi ngày MỘT ĐOẠN Kinh Thánh. CẦU XIN Chúa ban phước và ở cùng với bạn ngày hôm nay.

Bản Hiệu Đính (2010) – Người đọc: Mục sư Trần Văn Trọng
Sách Tân-Ước – Rô-ma 6

Xin quý Tôi tớ và Con Cái Chúa đừng bao giờ sao lãng việc nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh. Đây là việc làm cần có của người Cơ Đốc.

Nếu chúng ta dừng lại lắng nghe Lời Chúa thì cuộc đời chúng ta sẽ đi xuống, xuống, và đi xuống…

Lời Chúa dạy trong Giê-rê-mi 29:13 “Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.”

Do đó, các bạn muốn tìm kiếm Chúa, hãy tìm kiếm Ngài cách hết lòng mới gặp được Ngài.
Hãy đọc Kinh Thánh hằng ngày, hạ mình xuống cầu xin Ngài thương xót tha thứ mọi lỗi lầm, hãy thống hối ăn năn, thì bạn có thể gặp được Chúa. Amen!
Kinh Thánh Bản Dịch Mới 2002 và bản dịch 2010 (Truyền Thống Hiệu Đính)

Người đọc: Mục sư Trần Vă n Trọng

Nghe Lời Chúa bấm dưới đây (xin chọn sách để nghe):
http://nguonsuoitamlinh.net/kinh-thanh-mp3

Nghe Nhạc Thờ Phượng của Hội Thánh xin bấm dưới đây:

https://www.youtube.com/channel/UCJvnjjU_sS7vYYuFKmLnNBQ

NGHE BÀI HÁT CỦA HỘI THÁNH HÔM NAY:

Điều Tôi Thấu Hiểu

 HÃY SUY GẪM MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH, ĐỂ BIẾT KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI, GIỮ VỮNG ĐỨC TIN CỦA MÌNH  và KHÍCH LỆ, AN ỦI NGƯỜI KHÁC …

1327. Rô-ma 3:20; 5:20; Ga-la-ti 3:23

“Những ai tin cậy Chúa Jêsus không còn ở dưới luật pháp, nhưng luật pháp đang “ở dưới” họ và được khắc vào lòng họ.”

Rô-ma 5:20 chú giải:
Với tư cách là tội nhân bị phân rẽ với Đức Chúa Trời, bạn nhìn luật pháp từ dưới thấp, như nhìn một chiếc thang mà bạn phải trèo lên để có thể đến được với Đức Chúa Trời. Có lẽ bạn từng thử nhiều lần cách leo như thế, chỉ để rơi xuống đất mỗi lần bạn tiến lên được một hoặc hai nấc. Hoặc có thể là chỉ cần chiều cao của chiếc thang mà thôi cũng đủ khiến bạn chán nản để chẳng bao giờ dám bắt đầu nữa. Trong cả hai trường hợp vừa kể trên, bạn sẽ cảm thấy được nhẹ nhàng biết bao khi thấy Chúa Giê-xu mở rộng vòng tay, đề nghị bạn hãy để cho Ngài nâng bạn lên cao vượt hẳn chiếc thang luật pháp , để trực tiếp đưa bạn đến với Đức Chúa Trời! Một khi Chúa Giê-xu đã nâng cao bạn đến trước hiện diện của Đức Chúa Trời rồi, bạn được quyền tự do để vâng lời – do tình yêu thương chớ không phải bị bắt buộc; và do quyền năng của Đức Chúa Trời, chớ không phải nhờ sức riêng của bạn. Bạn biết rằng nếu bạn có va vấp, bạn cũng sẽ không bị ngã ngược trở lại mặt đất. Trái lại, bạn sẽ được bắt lấy và ẵm bồng trong vòng tay yêu thương của Chúa Cứu Thế. (6:1-8:39)Đoạn này luận về sự thánh hoá – sự thay đổi mà Đức Chúa Trời tạo ra cho đời sống chúng ta trong thời gian chúng ta tăng trưởng trong đức tin. 6:1-23 giải thích rằng các tín hữu được giải thoát khỏi quyền cai trị của tội lỗi. 7:1-24 thảo luận về cuộc chiến đấu liên tục của các tín hữu với tội lỗi. 8:1-39 mô tả chúng ta có thể thắng hơn tội lỗi như thế nào.

 BÀI ĐỌC THÊM:

Tại sao Cơ Đốc nhân không giữ luật Do Thái?

Chúa Jêsus người Na-xa-rét cũng là một người Do Thái, được Đức Chúa Trời sai đến để là Đấng Mết-si-a của người Do Thái.

Nói cách khác, Cơ Đốc giáo không bắt nguồn từ nơi nào khác, nhưng hệ thống gốc rễ của nó ăn sâu vào lịch sử của người Do Thái. Sự tiếp nối giữa Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo là liên tục và chắc chắn.

Vậy thì, tại sao Cơ Đốc nhân ngày nay không giữ toàn bộ luật Do Thái? Dù sao, dân của Đức Chúa Trời đã tuân giữ nó suốt nhiều thế kỷ trong Cựu Ước cơ mà. Điều gì đã xảy ra?

Từ chiếc gương soi cho đến sự tẩy rửa

Hãy tưởng tượng rằng bạn có vết bẩn trên mặt nhưng không biết. Một người bạn nói: “Đi soi gương đi kìa!” Lúc này, nhiệm vụ của cái gương có phải là làm sạch khuôn mặt của bạn không? Tất nhiên là không. Nó phơi bày ra khuôn mặt của bạn để bạn phải đi rửa mặt.

Tương tự, luật pháp là cái gương để phơi bày tội lỗi. Nhiệm vụ của nó không phải là làm sạch chúng ta mà là để chúng ta phải đi đến Đấng duy nhất có thể làm sạch. Chiếc gương luật pháp được thiết kế để hướng chúng ta đến sự tẩy rửa của Phúc Âm (Rô-ma 3:20; 5:20; Ga-la-ti 3:23).

Những ai tin cậy Chúa Jêsus không còn ở dưới luật pháp, nhưng luật pháp đang “ở dưới” họ và được khắc vào lòng họ.

Đây chính là thông điệp trọng tâm của Tân Ước: Ở trong Phúc Âm, Đức Chúa Trời đã ban điều Ngài đòi hỏi trong luật pháp. Tóm lại, Cơ Đốc nhân không bị ràng buộc bởi luật pháp Do Thái bởi vì Chúa Jêsus đã giữ trọn nó cho chúng ta. Ngài đã làm trọn mọi đòi hỏi về nghi thức, lễ hội, sinh tế và đạo đức. Mục đích trên hết của luật pháp luôn là chỉ cho người ta thấy nhu cầu cần có một Đấng Cứu rỗi, Đấng tha thứ và thay đổi chúng ta từ trong ra ngoài, thay vì để mặc chúng ta tự uốn nắn và cứu lấy chính mình.

Bạn thân mến, đây là một tin tức tuyệt vời. Nhà cải chánh Martin Luther đã nhận xét từ cách đây rất lâu: “Luật pháp nói: ‘Hãy làm điều này!’ và chẳng bao giờ làm. Ân điển nói: ‘Hãy làm điều này!’ và đã làm sẵn hết mọi thứ”.

Nghe Lời Chúa ngày 06/5/2024. HÃY LÀM THEO LỜI CHÚA

Rô-ma 5 ( Nghe bản HIỆU ĐÍNH) Người đọc Mục sư Trần Văn Trọng.

CẦU XIN CHÚA BAN PHƯỚC CHO QUÝ VỊ MỘT NGÀY MỚI!

 www.nguonsuoitamlinh.net  or  www.mucsutrong.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *