Kinh -Thánh HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG NGÀY Thứ Sáu, ngày 31/5/2024

Kinh -Thánh

HỌC & ĐỌC & NGHE & THỰC HÀNH LỜI CHÚA HẰNG NGÀY Thứ Sáu, ngày 31/5/2024

Trong tháng 5-6 lễ Cha Mẹ, Cầu xin Chúa ban phước cho quý vị nào còn cha còn mẹ. Đây là niềm vui phước hạnh của quý vị. Hãy kính mến cha mẹ như Điều-Răn Đức Chúa Trời dạy:

(V) Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi ban cho.

          Lời Chúa dạy: Châm ngôn 3:5-6

5 Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; 6 Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con.

 

Kính mời Con cái Chúa nghe Lời Chúa mỗi ngày MỘT ĐOẠN Kinh Thánh. CẦU XIN Chúa ban phước và ở cùng với bạn ngày hôm nay.

Bản Hiệu Đính (2010) – Người đọc: Mục sư Trần Văn Trọng
Sách Tân-Ước – 1 Cô-rinh-tô 15

Xin quý Tôi tớ và Con Cái Chúa đừng bao giờ sao lãng việc nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh. Đây là việc làm cần có của người Cơ Đốc.

Nếu chúng ta dừng lại lắng nghe Lời Chúa thì cuộc đời chúng ta sẽ đi xuống, xuống, và đi xuống…

Lời Chúa dạy trong Giê-rê-mi 29:13 “Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.”

Do đó, các bạn muốn tìm kiếm Chúa, hãy tìm kiếm Ngài cách hết lòng mới gặp được Ngài.
Hãy đọc Kinh Thánh hằng ngày, hạ mình xuống cầu xin Ngài thương xót tha thứ mọi lỗi lầm, hãy thống hối ăn năn, thì bạn có thể gặp được Chúa. Amen!
Kinh Thánh Bản Dịch Mới 2002 và bản dịch 2010 (Truyền Thống Hiệu Đính)

Người đọc: Mục sư Trần Vă n Trọng

Nghe Lời Chúa bấm dưới đây (xin chọn sách để nghe):
http://nguonsuoitamlinh.net/kinh-thanh-mp3

Nghe Nhạc Thờ Phượng của Hội Thánh xin bấm dưới đây:

https://www.youtube.com/channel/UCJvnjjU_sS7vYYuFKmLnNBQ

NGHE BÀI HÁT CỦA HỘI THÁNH HÔM NAY:

Đấng Nắm Giữ Tương Lai

 HÃY SUY GẪM MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH, ĐỂ BIẾT KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI, GIỮ VỮNG ĐỨC TIN CỦA MÌNH  và KHÍCH LỆ, AN ỦI NGƯỜI KHÁC …

 1352. Thi-thiên 34:18

18 Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương,Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối.

NIV 18 The Lord is close to the brokenhearted and saves those who are crushed in spirit.

Thi-thiên 34:18 chú giải:

Thi 34:18-19 – Chúng ta thường mong muốn khỏi phải gặp hoạn nạn – khỏi đâu buồn, mất mát, sầu muộn và thất bại,thậm chí những chán nản thất vọng nho nhỏ hằng ngày vẫn thường đè nặng trên chúng ta. Đức Chúa Trời hứa ở gần “những người có lòng đau thương”, trở thành nguồn năng lực, can đảm, và không ngon cho chúng ta giúp chúng ta vượt qua các vấn đề mình gặp. Nhiều khi Ngài chọn giải thoát chúng ta khỏi các vấn đề ấy.Khi gặp hoạn nạn, xin đừng thất vọng, bất mãn với Đức Chúa Trời. Trái lại, hãy nhìn nhận rằng bạn đang cần được Ngài giúp đỡ và tạ ơn Ngài vì Ngài đang ở gần bạn.

BÀI ĐỌC THÊM:

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CON BẠN ĐANG MẮC TRẦM CẢM VÀ CÁCH HỖ TRỢ CON VƯỢT QUA

Mới đây trong một bộ phim hàn quốc “Chuyện đời bác sĩ”, nữ chính là một học bá luôn đạt thủ khoa từ nhỏ đến lớn, trở thành một bác sĩ trong những bệnh viện hàng đầu Hàn Quốc. Cho đến một ngày cô chán nản trở về sau khi được khám và điều trị tâm lý cô quyết định nghỉ làm, nhưng khi trở về nhà và thông báo cho mẹ, nhưng người mẹ nghĩ rằng cô chỉ bị áp lực  đơn thuần là vì cấp trên la mắng thôi nên bà đã cố gắng khuyên nhủ cô “ai đi làm không bị mắng”. Cô con gái sau những ngày tháng dài chịu đè nén cảm xúc, trở về nhà và chỉ muốn nói với mẹ “con bị trầm cảm. Nhưng trong hoàn cảnh đó người mẹ chỉ nghĩ đơn giản rằng con gái muốn né tránh nên mới tìm cách nói như vậy, một cô con gái xuất sắc luôn đạt thành tích tốt từ nhỏ đến lớn thì làm sao có thể trầm cảm được, tức giận với thái độ của con nên mẹ đã mắng con gái: “nếu như cả Hàn Quốc bị trầm cảm thì con vẫn không thể bị trầm cảm được.” Con gái hụt hẫn thất vọng và đau đớn hét lên những cảm nhận của mình:  “tại sao con đã sống cuộc đời của mẹ nhưng không thể tự ý bị ốm?”Con gái đã không nhận được sự thấu hiểu từ mẹ và bỏ đi, cho đến khi mẹ nhìn thấy gói thuốc lớn trong phòng con thì lúc này mới nhận ra con mình bị trầm cảm thật, người mẹ đã bật khóc đau đớn. Mẹ khóc không phải vì vừa mới cải vả cùng con, nhưng khóc vì đã không tin sự thật mà con nói và nghĩ đến những ngày tháng cô đơn con gái phải vật lộn với trầm cảm mà mình không hề hay biết đến. Có lẽ nỗi đau đó còn đau hơn nỗi đau của sự thất vọng nếu như con không được thành tích tốt. Sau cùng người mẹ đã nhắn tin cho con gái: “so với một đứa con hoàn hảo mẹ muốn một đứa con khoẻ mạnh hơn.”

Phải chăng là cha mẹ chúng ta cũng mắc sai lầm như vậy với con mình? Phải chăng chúng ta đã từng thờ ơ với những áp lực tâm lý trong con, và nhiều lần chúng ta đặt sự kỳ vọng ở một đứa con hoàn hảo trở thành những gánh nặng chất lên vai con? Phải chăng đôi vai nhỏ gầy của con lại phải gánh vác ước mơ dang dở chưa hoàn thành của cha mẹ?

Dưới đây là mười điều cha mẹ không nên chủ quan với những dấu hiệu của chứng trầm cảm ở trẻ:

  1. Trẻ luôn trong trạng thái buồn chán, suy nghĩ tiêu cực và bi quan
  2. Trẻ mệt mỏi, ủ rủ, không có sức sống, thường cố tránh các hoạt động tập thể
  3. Trẻ thường xuyên đau đầu, ù tai, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  4. Trẻ hay mất tập trung, không có hứng thú với các hoạt động ngoài trời
  5. Trẻ luôn cảm thấy chán ghét xung quanh, luôn cảm thấy bị mọi người xa lánh bỏ rơi, hay những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc ý tưởng kế hoạch để tự tử
  6. Trẻ thường xuyên cáu gắt, phản kháng, chống đối hoặc kích động quá mức đối với việc xảy ra
  7. Trẻ có những hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
  8. Trẻ chán ăn, thiếu năng lượng, khí sắc trầm buồn

Mình đã từng bị rơi vào trầm cảm trong những năm học cấp hai, vào thời điểm đó mình bị rơi vào khủng hoảng chưa thích ứng với sự thay đổi cách giáo dục của cấp I và cấp II, không có bạn bè và cô đơn khi trở về nhà vì ba mẹ quá bận công việc, áp lực không thể đáp ứng sự kỳ vọng thành tích học tập của mẹ. Mình đã rơi vào trầm cảm, tự cô lập bản thân, luôn trong tình trạng bi quan và mệt mỏi, kết quả học tập cũng bị suy giảm rất nhiều. Và mình đã phải tự mình vật lộn với nỗi đau trầm cảm đó trong hơn ba năm mà ba mẹ mình không hề hay biết. Mẹ mình đã nghĩ đó là vấn đề trong tính cách của mình, chỉ đơn giản là tâm sinh lý thay đổi ở tuổi vị thành niên.

Phải chi ba mẹ mình nhận diện được vấn đề của mình sớm hơn, có lẽ tuổi thơ mình đã không phải vật vã sống trong sự ảm đạm của trầm cảm đến hơn ba năm. Mình mong là các phụ huynh có thể nhanh nhạy với những sự thay đổi của con, đồng hành cùng con trải qua những sự khủng hoảng mà con đang không thể một mình vật lộn với những suy nghĩ tiêu cực.

Dưới đây là năm cách để cha mẹ cơ đốc có thể hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa chứng trầm cảm ở trẻ:

1- Đừng phớt lờ hoặc bỏ qua những dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ (nhận biết những biểu hiện ở trẻ và gia đình)

Là những thân bên cạnh và chăm sóc trẻ, chắc chắn cha mẹ sẽ nhận ra những thay đổi của trẻ trong quá trình lớn lên. Có những thay đổi tích cực và cũng sẽ có những thay đổi tiêu cực, đồng hành với trẻ nghĩa là cha mẹ không phớt lờ những thay đổi tiêu cực của trẻ nhưng càng nhận biết sớm càng có cơ hội nhiều để điều hướng và giúp trẻ vượt qua cũng nhưng có nhiều thời gian hơn để đồng hành với trẻ. (Còn tiếp)

Nghe Lời Chúa ngày 31/5/2024. HÃY LÀM THEO LỜI CHÚA

 Thi-thiên 34 ( Nghe bản HIỆU ĐÍNH) Người đọc Mục sư Trần Văn Trọng.

CẦU XIN CHÚA BAN PHƯỚC CHO QUÝ VỊ MỘT NGÀY MỚI!

 www.nguonsuoitamlinh.net  or  www.mucsutrong.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *