Nhà Tù Hay Khách Sạn?

Nhà Tù Hay Khách Sạn?
Trong cuốn Đức Chúa Trời Trước Vành Móng Ngựa, C. S. Lewis viết: “Tưởng tượng một nhóm cùng sống trong một tòa nhà. Một nửa nghĩ đây là khách sạn, nửa còn lại nghĩ là nhà tù. Người nghĩ khách sạn có thể cho rằng ở đây thật khó chịu, và người nghĩ nhà tù lại quyết rằng nó thoải mái lạ lùng.” Lewis khôn khéo dùng sự đối lập khách sạn và nhà tù để minh họa cách nhìn đời sống dựa vào điều chúng ta mong đợi. Ông nói: “Nếu bạn coi thế giới này chỉ có hạnh phúc, bạn sẽ thấy khắc nghiệt; nhưng nghĩ đây là nơi huấn luyện và mài dũa thì nó không quá tệ đâu.”
Đôi khi chúng ta mong cuộc sống vui vẻ và không có đau khổ. Nhưng đó không phải điều Kinh Thánh dạy. Với tín hữu, thế gian này là nơi để tăng trưởng thuộc linh với cả lúc thuận lúc nghịch. Chúa Giê-xu rất thực tế khi Ngài lý giải nên mong đợi điều gì nơi thế gian. Ngài nói với môn đồ: “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi” (Giăng. 16:33). Đối diện với phước hạnh và tổn thương từ cuộc sống, chúng ta có thể bình an vì tin rằng Chúa đang điều khiển mọi điều tùy theo kế hoạch tuyệt vời của Ngài.
Sự hiện diện của Đấng Christ trong cuộc đời cho phép chúng ta vững lòng ngay giữa đau khổ.
Ngài luôn có ý tốt lành
Từng ngày mang đến bức tranh tuyệt vời
Hài hòa thách thức, vui tươi
Pha trộn lao nhọc, nghỉ ngơi, an bình.
_
Giữa lúc gặp nan đề, bạn có thể tìm được bình an nơi Chúa Giê-xu.
In the midst of troubles, peace can be found in Jesus.
_
In the world you will have tribulation; but be of good cheer, I have overcome the world. —John 16:33
Kế Hoạch Của Chúa Dành Cho Nỗi Đau Của Bạn
Mục Sư Rick Warren
“Vậy, những ai chịu khổ theo ý của Đức Chúa Trời hãy phó chính mình cho Đấng Tạo Hóa thành tín và tiếp tục làm điều thiện.” (I Phi-e-rơ 4:19 – BDM)
Hãy nhớ lại ngành nhiếp ảnh đã từng như thế nào trước khi có kỹ thuật số? Khi bạn chụp một tấm hình, cái đầu tiên bạn có được là một bản âm. Sau đó bạn phải biến đổi bản âm đó thành một bản dương bằng cách đi vào trong một phòng tối và chiếu một tia sáng xuyên qua tấm phim lên trên tờ giấy ảnh. Việc này biến bản âm trở thành một bản dương đầy màu sắc.
_
Đó là điều mà Chúa muốn làm đối với những bất công trong cuộc đời của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có những bất công. Nhiều người đã đối xử không tốt với chúng ta. Họ đã giẫm đạp lên chúng ta. Họ đã lợi dụng chúng ta. Chúa muốn lấy tất cả những điều tiêu cực, chiếu sự sáng của Chúa Jesus qua chúng, và biến đổi chúng thành những điều tích cực – một bức tranh cuộc sống trọn vẹn sắc màu mà chúng ta được tạo dựng nên để tận hưởng.
Kinh Thánh chép, “Vậy, những ai chịu khổ theo ý của Đức Chúa Trời hãy phó chính mình cho Đấng Tạo Hóa thành tín và tiếp tục làm điều thiện.” (I Phi-e-rơ 4:19 – BDM). Điều quan trọng nhất mà bạn có thể nhớ đến mỗi khi bị đối xử bất công, đó là, Chúa Jesus luôn đứng về phía bạn. Có lẽ ngoại trừ tội kiêu ngạo ra thì không có một tội nào mà Chúa xét xử nặng nề hơn là sự bất công.
_
Xuyên suốt Kinh Thánh, Chúa bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những người bị đối xử không công bằng. Ngài là Chúa của sự công bằng. Ngài nghe tiếng bạn khóc, nhìn thấu nỗi đau của bạn và Ngài biết bạn bị tổn thương. Bạn đã không nhận được những điều mà bạn nghĩ mình xứng đáng được nhận. Nhưng Chúa có một kế hoạch dành cho nỗi đau của bạn.
Khi bạn chiếu ánh sáng tình yêu của Chúa xuyên qua hoàn cảnh của bạn, Ngài có thể biến nỗi đau của bạn trở thành một bức tranh đẹp mắt. Ngài phát triển nhân cách của bạn qua nỗi đau ấy. Ngài khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng hơn hết là Ngài sử dụng nỗi đau của bạn.
Bạn sẽ mãi không bao giờ tìm được lời giải thích cho rất nhiều nỗi đau bạn chịu trong suốt cuộc đời này. Khi về đến Thiên Đàng, bạn có thể hiểu rõ hơn vì sao những điều tồi tệ lại xảy đến với mình. Nhưng Chúa không hề nợ bạn một lời giải thích nào cho sự đau khổ đó cả.
Nhưng tin mừng là đây: Bạn chẳng cần một lời giải thích nào đâu. Bạn chỉ cần biết rằng Chúa yêu thương bạn. Ngài có một kế hoạch cho bạn. Ngài sẽ xét xử bất cứ ai làm tổn thương bạn.
Chúa không lãng phí bất kỳ một tổn thương nào. Hãy để ánh sáng của Phúc Âm chiếu vào điều đó và Chúa sẽ sử dụng nỗi đau của bạn –những bất công thực sự đã xảy ra cho bạn – để tạo nên một bức tranh đẹp đẽ qua cuộc đời bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *