“Ta Không Bao Giờ Lìa Con.” Dr. Denison

“Ta Không Bao Giờ Lìa Con.” Dr. Denison

Theo các nhân viên tình báo Mỹ, chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Cộng là một phần trong nỗ lực giám sát toàn cầu nhằm thu thập thông tin về khả năng quân sự của các quốc gia trên thế giới.

Khinh khí cầu do thám có lợi thế hơn vệ tinh: chúng có thể bay gần trái đất hơn và trôi theo các kiểu gió mà quân đội và các cơ quan tình báo không thể dự đoán được. Họ cũng có thể bay lượn qua các khu vực và máy ảnh của họ có thể chụp hình ảnh rõ ràng hơn so với hình ảnh trên vệ tinh quỹ đạo. Bây giờ chúng ta biết rằng Bắc Kinh đã từng sử dụng khí cầu như vậy để thăm dò không phận Hoa Kỳ trong quá khứ—hai lần dưới thời Tổng thống Biden và ba lần dưới thời cựu Tổng thống Trump. Khinh khí cầu Trung Cộng đã được phát hiện tổng số trong năm lục địa.

Khác với vệ tinh di chuyển trong không gian, khinh khí cầu cũng giống như các loại máy bay khác ở chỗ phải tuân theo luật hàng không quốc tế. Theo luật như vậy, không phận của một quốc gia là lãnh thổ có chủ quyền không thể xâm nhập nếu không có sự cho phép rõ ràng. Do đó, khinh khí cầu giám sát rõ ràng là vi phạm chủ quyền quốc gia khi chúng bay vào không phận của một quốc gia khác.

Trong một thông tin khác, các công tố viên Hà Lan, ngày 10 tây, cho rằng nhiều khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cung cấp hệ thống tên lửa cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Các tên lửa phòng không tầm xa sau đó đã được sử dụng để bắn vào chuyến bay 17 của Malaysia Airlines vào tháng 7 năm đó, làm thiệt mạng tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn.

Cuộc tấn công này là một sự vi phạm luật pháp quốc tế rõ ràng, một sự vi phạm mà các cá nhân và quốc gia đều phải chịu trách nhiệm.

Những câu chuyện này cho thấy một sự thực: luật pháp không có quyền lực thay đổi tính cách. Ví dụ: Hoa Kỳ có nhiều luật hơn bao giờ hết, nhưng tỷ lệ giết người cao hơn 30% so với năm 2019; các loại tội phạm khác, kể cả trộm cắp và cướp giật, cũng gia tăng vào năm 2022.

Luật pháp có thể ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp khi chúng được thi hành một cách chủ động, nhưng luật pháp không làm thay đổi bản chất con người. Cá nhân và quốc gia vẫn sẽ làm những gì họ cho là có lợi nhất cho họ. Phần lớn sẽ tuân thủ các luật ngăn chặn hoặc thay đổi ý định của họ chỉ khi nào họ bị buộc phải làm như vậy.

Bạn có tuân hành theo luật giới hạn tốc độ vì bạn muốn tuân thủ bất cứ điều gì nhà chức trách đưa ra hay vì bạn không muốn bị phạt vì chạy quá tốc độ?

Tất nhiên, giải pháp thay thế cho luật mà chúng ta cho là độc đoán và bị xâm phạm là không có luật nào cả.

Tiến sĩ Paul Powell đã từng nói: “Con người cần một số giới luật trong cuộc sống của họ. Nếu không có thẩm quyền được công nhận hợp lệ, sự hỗn loạn sẽ sớm xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.” Ông trích dẫn Cục Bureau of Standards ở Washington, DC, nếu không có nó, chúng ta sẽ không có thước đo khách quan về trọng lượng và đo đạt. Ông lưu ý rằng nếu không có những tiêu chuẩn này, “tất thước và cân ký sẽ sớm co lại hoặc giãn ra tùy theo mong muốn của người thực hiện phép đo. Và chẳng bao lâu nữa cho đến khi công việc kinh doanh hàng ngày không thể giao dịch được.”

Sau đó, ông chỉ vào Đài thiên văn Hải quân, cũng ở Washington, DC, nơi cung cấp cho chúng ta thời giờ thiên văn chính xác hàng ngày vào lúc 12 giờ trưa. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có một tiêu chuẩn như vậy? Tiến sĩ Powell trả lời: “Nếu mọi người coi giờ từ người khác, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ không biết thực sự là mấy giờ.” Đây có phải là nơi nền văn hóa của chúng ta về mặt đạo đức?

Bốn sự thật biến đổi:

1. Vua Đa-vít đã cầu nguyện: “Lạy CHÚA, xin cho tôi biết sự cuối cùng của tôi, và số các ngày của tôi là thể nào. Xin cho tôi biết đời tôi mỏng manh là dường bao! (Thi Thiên 39:4). Từ lời cầu nguyện của vua, chúng ta có thể nhận ra những sự kiện như sau: Chúng ta không biết cuộc sống của mình thực sự phù du đến mức nào hoặc chúng ta thực sự tùy thuộc vào Đấng Tạo Hóa của mình bao nhiêu.

2. Chỉ có Chúa mới có thể bày tỏ điều này cho chúng ta theo cách biến đổi chúng ta, đó là lý do tại sao những lời của Đa-vít là một lời cầu nguyện hơn là một sự quan sát.

Nếu không cầu xin Chúa cho chúng ta thấy mình cần sự giúp đỡ của Ngài, chúng ta sẽ lãng phí thời gian và cuộc sống của mình.

Nếu biến lời cầu nguyện của Đa-vít thành lời cầu nguyện của mình, chúng ta sẽ sử dụng thời giờ và sống tốt để đáp lại. Chẳng hạn, nhờ lời cầu nguyện của mình, Đa-vít có thể nói với Đức Chúa Trời: “Vì với Ngài, tôi là khách lạ, Là kiều dân như tất cả tổ phụ tôi” (c. 12b). Đây là một phép ẩn dụ mạnh mẽ cho sự sống trên thế gian tạm này. Tất cả chúng ta đều là khách trọ ở đây. Theo đó, chúng ta không được đầu tư linh hồn của mình vào nơi mà chúng sẽ không sinh sống lâu dài.

3. Tôi thường lưu ý rằng tự mãn là tự sát tinh thần. Điều ngược lại cũng đúng: khiêm cung, hạ mình là chiến thắng tâm linh. Khi Áp-ra-ham dâng con trai Y-sác (Sáng. 22), Đức Chúa Trời đã can thiệp và Y-sác trở thành tổ tiên của dân Do Thái. Nhà thần học Origen ghi nhận: “Áp-ra-ham đã dâng cho Đức Chúa Trời đứa con trai không chết của mình; Thượng Đế đã từ bỏ Con bất tử của Ngài là Đấng đã chết thay cho tất cả chúng ta.”

Bạn sẽ tin cậy một Đức Chúa Trời yêu thương như vậy với cuộc sống của bạn ngày hôm nay chứ?

4. Khải huyền 3, Chúa Giê-xu nói với dân sự Ngài: “Này, Ta đứng bên cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ vào với người ấy; Ta sẽ ăn tối với người, và người với Ta.” (c. 20). Bình luận về lời hứa biến đổi này, Max Lucado viết: “Thế gian xông xáo trước cửa nhà bạn nhưng Chúa Giê-xu lịch sự gõ cửa nhà bạn. Những tiếng kêu gào đòi hỏi lòng trung thành của bạn; Chúa Giê-su nhẹ nhàng và tha thiết yêu cầu điều đó.

“Bạn nghe thấy tiếng nói nào? Không bao giờ Chúa Giê-su im lặng. Không bao giờ có một căn phòng nào quá tối tăm đến nỗi Đức Chúa Cha không hiện diện, luôn theo dõi, không ngừng dịu dàng lại không ở đó, nhẹ nhàng gõ vào cánh cửa lòng của chúng ta—chờ đợi được mời vào.

“Ít người nghe được tiếng nói của Chúa. Phần lớn vẫn chưa mở cửa lòng. Nhưng đừng bao giờ hiểu sự cứng lòng của bạn là sự vắng mặt của Chúa. Ngài phán: ‘Ta ở cùng các con luôn cho đến tận thế’ (Ma-thi-ơ 28:20). ‘Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con!’ (Hê-bơ-rơ 13:5). Không bao giờ!”

Anh chị em sẽ mở cửa lòng của mình cho Chúa của mình, ngày hôm nay?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

Ngày đăng: 02/12/2023

Nguồn songdaoonline.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *