Đức Thánh Linh Có Thể Bị Ngược Đãi Như Một Con Người
Chúng ta có thể làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta đang hít thở, nước chúng ta uống và trái đất chúng ta đang canh tác. Chúng ta có thể gây nguy hại cho động vật, cho chim chóc và cá biển. Tuy nhiên, tội lỗi của chúng ta càng lớn hơn khi chúng ta phạm với người khác vì họ được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng 9: 6). Tội lỗi là sự thiếu hụt tiêu chuẩn của ý muốn và đặc tính của Đức Chúa Trời. Sau cùng, tất cả tội lỗi đều chống nghịch Ngài. Tất cả mọi người tin hay không tin đều đã phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh.
Ngài bị người ta phạm thượng. Một lần kia Chúa Giê-su gặp một người mù và người câm mà những vấn đề vật lý của họ do ma quỉ gây ra (Ma-thi-ơ 12:22). Đấng Christ đã đuổi quỉ, và sau đó người mù thấy được và người câm nói được. Rất nhiều người chứng kiến phép lạ này đều thắc mắc liệu Đấng Christ có phải là Con của Đa vít, Đấng Mê-si hay không. Những người Pha-ri-si lo lắng bèn bác bỏ sự dò hỏi của mọi người bằng tời tuyên bố, “Người này không đuổi quỉ nhưng chỉ nhờ Bê-ên-xê-bun là chúa quỉ mà trừ quỉ đó thôi” (Mat. 12:24). Người Pha-ri-si thừa nhận thực tế của việc đuổi quỉ, trừ tà. Những người lãnh đạo khẳng định rằng thực sự người mù và câm là thật, rằng người đó bị ma quỉ cư ngụ và ma quỉ tồn tại là những sinh vật siêu nhiên gian ác, và rằng Satan hay Bê-ên-xê-bun là kẻ cầm đầu của ma quỉ (Mat. 12:24). Tuy nhiên, người Pha-ri-si đã phạm tội khi họ tuyên bố rằng Chúa Giê-su Christ thực thi phép lạ đó bởi tà linh của Satan chứ không phải bởi Đức Thánh Linh.
Đấng Christ đáp lại với lời cảnh báo này: “Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và các lời phạm thượng của các ngươi đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Đức Thánh Linh sẽ chẳng được tha đâu.” (Mat. 12:31). Như vậy, chỉ có con người mới có thể bị phạm thượng. Vì vậy Đức Thánh Linh phải là một thân vị – một con người.
Sự phạm thượng nghịch lại Đức Thánh Linh là những tội lỗi không tha thứ được của những người lãnh đạo Do Thái giáo. Khi gọi họ là “dòng dõi rắn lục” (Mat.12:34), Đấng Christ xác nhận sự định tội họ, “Nếu ai nói phạm đến con người, thì sẽ được tha; song ai nói phạm đến Đức Thánh Linh, thì dầu trong đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha” (Mat. 12:32). “Đời này” ám chỉ thời kỳ khi Đấng Christ còn trên đất, rao giảng, chữa lành và cung ứng vương quốc Mê-si cho dân Y-sơ-ra-ên. Cụm từ “ đời sau” hay “đời hầu đến” ám chỉ đến thời kỳ của Hội Thánh, thời kỳ xảy ra sau sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Cũng chính giới lãnh đạo Do Thái giáo này, bị mù bởi sự cứng lòng thuộc linh, liên tục khước từ sứ điệp của các sứ đồ (Công vụ 4:20- 21; 5:1- 40)
Một số người nói rằng nói phạm đến Đức Thánh Linh là khước từ Chúa Giê-su là Đấng Cứu Chuộc. Dĩ nhiên, việc này là hiển nhiên bởi vì chỉ những người không tin mới đưa ra lời cáo buộc chống lại Đấng Christ. Tuy nhiên tội phạm đến Đức Thánh Linh này bao gồm hơn thế bởi vì lý do họ khước từ lời tuyên bố của Đấng Christ đã công bố.
Hãy nhớ những điều Chúa Giê-su đã phán: “Nếu ai nói phạm đến Con Người, thì sẽ được tha” (Mat. 12:32). Có thể nói phạm đến Đấng Christ và sau đó được Ngài tha thứ. Chính Phao lô đã xưng nhận, “Vả, ta cảm tạ đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc; Ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu muội chưa tin” (1 Ti-mô-thê 1: 12- 13). Trong đời sống trước khi được cứu, Phao lô là một kẻ phạm thượng và là một người Pha-ri-si. Tuy nhiên, ông không nói phạm đến thân vị của Đức Thánh Linh. Ông không phạm cùng một tội của người Pha-ri-si đương thời cả trong lời nói hay trong bản chất. Ông khước từ Đấng Christ là Đấng Mê-si và bắt bớ Hội Thánh, nhưng rõ ràng rằng ông không bao giờ tin (hay nói rằng) Chúa Giê-su nhờ Satan để làm các phép lạ.
Phạm thượng chống nghịch Đức Thánh Linh là tội lỗi mang đến những hậu quả đời đời. Nó là sự đối đầu với nhân cách và sự thánh khiết của Ngài. Không có một tín hữu chân chính nào có thể phạm hay đã phạm tội như vậy.
Ngài có thể bị người ta lừa dối. Trong thời kỳ ban đầu của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem, A-na-nia và Sa-phia-ra đã bán một số gia sản mình, bí mật giữ lại một phần tiền, rồi trao số còn lại cho các sứ đồ quản lý (Công vụ 5: 1-2). Cả hai cố ý tạo ấn tượng rằng họ đã dâng toàn bộ tài sản đó cho Hội Thánh. Luca sau đó đã ghi lại sự kiện này: “Nhưng Phi-e-rơ bèn nói với người rằng; Hỡi A-na-nia sao quỉ Satan đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó” (Công vụ 5: 3).
Qua việc lừa dối có kế hoạch, cả hai người có thể phạm tội cùng các sứ đồ và thân thể của hội thánh, nhưng hơn hết, họ phạm tội nghịch cùng Đức Thánh Linh. Bởi vì Đức Thánh Linh cư ngụ trong cả hai vợ chồng đó, trong các sứ đồ và trong toàn thể Cơ đốc nhân tại Hôi Thánh Giê-ru-sa-lem. A-na-nia và Sa-phia-ra đã lừa dối cả loài người và con người thần hựu của Đức Thánh Linh.
Nói dối là một tội nghịch lại loài người. Chúng ta không nói dối những đồ vật, cây cối hay loài vật vô tri vô giác. Chúng ta nói dối con người và con người lừa dối chúng ta. Sự lừa dối này của A-na-nia và Sa-phia-ra đối với Đức Thánh Linh minh chứng nhân tính của Ngài.
Bởi tội lỗi ấy, A-na-nia bị chết ngay tức thì (Công vụ 5: 5). Sau đó, Phi-e-rơ đối mặt với người vợ là Sa-phia-ra: “Sao các ngươi dám đồng mưu để thử Thánh Linh của Chúa?” (Công vụ 5: 9). Sau đó bà cũng chết tức thì.
Vì việc lừa dối Đức Thánh Linh là một sự lăng nhục nghiêm trọng, sự sợ hãi đến trên toàn thể Hội Thánh. Vì vậy chúng ta không nên xem nhẹ Ngài.
Ngài có thể bị chống đối. Ê-tiên là một trong 7 chấp sự và đầy tớ là những người phụ giúp các sứ đồ trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Ông là người “đầy dẫy Đức Thánh Linh và sự khôn ngoan” (Công vụ 6: 3). Ông cũng có một chức vụ tích cực vì ông là người “đầy đức tin và quyền, làm dấu kỳ phép lạ lớn trong dân” (Công vụ 6: 8). Những người lãnh đạo tôn giáo cãi lẫy với ông, nhưng “họ không chống lại nổi với trí khôn người và Đức Thánh Linh, là đấng nhờ người mà nói” (Công vụ 6: 10).
Trong một cuộc biện chứng công khai trước những sự chỉ trích, Ê-tiên nhắc lại chương trình của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên, quá khứ lịch sử, sự khước từ dân ấy đối với sứ điệp cứu chuộc của Đấng Mê-sia. Ông đã kết luận rằng, “Những người cứng cổ, lòng và tai chẳng chịu cắt bì kia! Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài; tổ phụ các ngươi thể nào thì các ngươi cũng thể ấy” (Công vụ 7: 51). Người dân Do Thái chống cự Đức Thánh Linh trong đó họ chống lại các tiên tri được đầy dẫy Thánh Linh, là những người công bố Lời Đức Chúa Trời được Đức Thánh Linh hà hơi. Khước từ cá nhân các tiên tri là khước từ Đức Thánh Linh. Sự chống đối như vậy là cố tình, có lỗi và phạm tội.
Ngài có thể bị làm buồn lòng. Phao lô đưa ra sự ngăn cấm “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc” (Êph 4: 30). Phần trước chúng ta đã chú ý rằng đoạn Kinh thánh này ủng hộ khía cạnh cảm xúc của nhân cách Đức Thánh Linh. Bởi vì chỉ con người mới có thể bị làm cho buồn lòng, thì Đức Thánh Linh là một con người.
Trong bối cảnh này, tín hữu có thể làm buồn lòng Thánh Linh bằng cách sống giống như những người Dân Ngoại (Êph 4: 17- 19), bằng cách duy trì khuynh hướng tội lỗi (4: 22-24), bằng cánh nói dối (4: 25), nóng giận (4: 26- 27), bằng cách trộm cắp (4: 28), bằng cách nói lời dữ (4: 29), bằng sự cay đắng (4: 31), bằng tinh thần không tha thứ (4: 32), và bằng đời sống tình dục đồi bại (5: 3- 5)
Ngài có thể bị dập tắt. Phao lô ra lệnh, “Chớ dập tắt Đức Thánh Linh” (1. Tê-sa-lô-ni-ca 5: 19). Khái niệm dập tắt dựa trên ẩn dụ về lửa, được sử dụng 8 lần trong Tân Ước. Những người nữ đồng trinh khờ dại than thở rằng đèn của họ gần tắt (Math 25: 8). Trong bản tính dịu dàng của Ngài, Đấng Christ chẳng tắt ngọn đèn gần tàn, có nghĩa rằng Ngài không dập tắt dù chỉ là một lượng đức tin và sự kết ước nhỏ nhoi nhất (Math 12: 20). Đấng Christ mô tả địa ngục là nơi lửa chẳng hề tắt ( Mác 9: 44, 46, 48). Tín hữu có thể sử dụng thuẫn đức tin “để dập tắt cá tên lửa của kẻ dữ” (Ephe. 6: 16). Những anh hùng đức tin như Sa-đơ-rắc, Mê-sác,A-bết-Nê-gô đã có thể tắt ngọn lửa hừng khi họ sống sót bước ra từ ngọn lửa hừng ( Đa-ni-ên 3: 23-28, Hê-bơ-rơ 11: 34).
Giống như ngọn lửa trong mỗi cơ đốc nhân, Đức Thánh Linh muốn bày tỏ chính qua hành động và thái độ của chúng ta. Khi chúng ta, những cơ đốc nhân ngăn cản Đức Thánh Linh làm những điều Ngài muốn làm trong đời sống chúng ta thì chúng ta dập tắt Ngài.
Ngài có thể bị xúc phạm. Con người có thể xúc phạm và trách móc người khác bằng lời nói. Động từ hybrizo (‘xúc phạm’) nhấn mạnh sự đối xử đáng xấu hổ đối với người khác (Math 22: 6, Luca 11: 45, 18: 32; Công vụ 14: 5; 1. Tê-sa-lô-ni-ca 2: 2). Cả Phao lô và Đấng Christ đều bị đối xử như vậy (Luca 18: 32, 1. Tê-sa-lô-ni-ca 2: 2). Những người chưa tin thường cay nghiệt khi xúc phạm người khác (Rô-ma 1: 30). Phao lô thừa nhận trong đời sống mình khi chưa được cứu rằng ông là một người xấc xược, làm tổn thương người khác bằng những lời nói xúc phạm của mình (1. Tim 1: 13)
Sách Hê-bơ-rơ chứa đựng một lời cảnh báo nghiêm trọng: “Huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?” (Hê-b 10: 29). Nhiều nhà giải kinh tranh cãi về ý nghĩa của câu Kinh Thánh này. Người phạm tội nghiêm trọng này là người tin hay người chưa tin? Cá nhân tôi nghĩ người này là tín hữu. Động từ enybrizo này chỉ tìm thấy trong phần Kinh Thánh này của Tân Ước, dựa trên động từ hybrizo (“xúc phạm”) và tiếp đầu ngữ en (“in”) (“trong”). Tiếp đầu ngữ đó dường như ám chỉ rằng người tín hữu đã xúc phạm Đức Thánh Linh, đấng ngự trong người đó. Khái niệm đó càng làm cho tội ấy trở nên nghiêm trọng hơn người không tin phạm phải. Cho dù thế nào, lời nói xúc phạm đến Đức Thánh Linh giàu lòng thương xót cho thấy rằng Ngài thực sự là một người, không phải một năng lực hay đồ vật.
Nguồn: Understanding Christian Theology
Translated by Hon Pham